Trong giai đoạn sơ sinh, không ít bé có biểu hiện cáu gắt khi bú, bú ít và bỏ bú khiến nhiều mẹ lo lắng, vì tình trạng này kéo dài có thể dẫn tới mất sữa. Vậy vì sao lại có hiện tượng này?
1. Bé có vấn đề bệnh lý
Nếu bé đang bú ngoan, bú nhiều, bỗng dưng bé lại chê bú mẹ, bú ít và hay khóc thì mẹ có thể kiểm tra xem bé có vấn đề bệnh lý gì không như nhiệt miệng, đau họng, viêm tai, ngạt mũi, có đàm, thân nhiệt cao…
Khi có bệnh trong người, bé thường cảm thấy mệt mỏi, khó chịu và quấy khóc, gắt gỏng khi bú. Trong trường hợp này, mẹ cần nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ, vì nếu để tình trạng kéo dài sẽ ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của trẻ.
2. Mẹ ít sữa hơn bình thường
Một số trẻ háu ăn sẽ không thể chịu được nếu sữa về chậm, về ít và không dồi dào. Vì vậy, bé có thể sẽ đưa ra quyết định bỏ sữa mẹ và thường có thái độ cáu gắt, bỏ bú hoặc bú ít.
Theo nhiều thống kê, đây cũng là nguyên nhân phổ biến khiến bé từ bỏ bú mẹ dù mẹ thường tự hào mỗi lần vắt ra được 100 – 120 – 180ml sữa/lần. Tuy mẹ vắt ra nhiều sữa nhưng mẹ cần xem thời gian vắt sữa của mẹ trong bao lâu, nếu trong 30 phút thì nó quá dài với bé và bé không thể chờ thêm được nữa.
Loại bỏ vấn đề bệnh lý và chắc chắn đây là nguyên nhân có nguy cơ khiến bé bỏ sữa mẹ, mẹ cần tích cực massage ngực, cho bé tiếp da và thư giãn 30 phút trước khi bú để bé cảm thấy thoải mái và cũng để kích thích hormone sữa về nhiều.
Ngoài ra, mẹ nên ăn uống đầy đủ, không kiêng cữ và không ăn nhiều móng giò để kích sữa như dân gian đồn thổi vì móng giò chứa nhiều chất béo khiến sữa khó về hơn, mẹ có nguy cơ béo phì cao.
3. Mẹ ít cho bé bú
Thời gian cho bé bú quá ít và số lần bú trong ngày không nhiều, mẹ thường xuyên đi làm, đi xa khiến bé không bám vú mẹ và khi bú bé sẽ có dấu hiệu khóc, quấy và bỏ bú khi sữa ít.`Để giải quyết vấn đề này, mẹ nên tranh thủ tương tác ngực trần với bé. Nhờ vậy, 2 mẹ con có cơ hội gần gũi và bé muốn bú mẹ hơn, thời gian tốt nhất nên thực hiện trước khi đi ngủ.
Nếu mẹ quá bận và không có thời gian bên bé, mẹ nên vắt sữa và để vào tủ lạnh để người nhà cho bé bú. Như vậy, bé được uống sữa mẹ thường xuyên hơn.
4. Cho bé uống thêm sữa công thức
Sữa công thức cũng chính là nguyên nhân khiến bé bú ít, hay khóc khi bú mẹ. Vì lượng sữa công thức đưa vào người bé đủ để bé no nhiều giờ và không có nhu cầu bú mẹ. Chưa kể, khi mẹ thêm một cữ sữa công thức đồng nghĩa với việc cắt đi một cữ sữa mẹ. Về lâu dài, mẹ sẽ dần ít sữa và bé không muốn bú nữa, vì lượng sữa mẹ chảy không nhiều như sữa công thức.
Trong trường hợp này, nếu mẹ muốn bé bú mẹ hoàn toàn, đặc biệt các bé ăn dặm, mẹ nên cắt bỏ cữ sữa công thức, kết hợp cho bé ăn dặm và bú mẹ. Nên bắt đầu tập cho bé thích bú mẹ hơn bằng cách, mẹ để ngực trần và cho bé nằm da tiếp da để bú. Thời gian diễn ra vào buổi tối hoặc sau khi tắm.
Cách làm này giúp gắn kết tình mẫu tử và bé sẽ chịu bú mẹ hơn.
Theo SKĐS
Có thể bạn quan tâm: xin giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét